Tư Vấn Thiết Kế – Hệ Thống Báo Cháy
Ngày đăng: 16 Tháng Mười Một, 2021 | Lượt xem: 317 | Chuyên mục: ! Без рубрики 1 10250_wa 10300_wa 2 9220_wa 9800_wa AI News blog Bookkeeping Cấp phép - TK xây dựng CC - Thiết kế hệ thống mành rèm CC - TK camera an ninh CC - TK hệ thống điện, cổng thông minh CC - Tư vấn TK hệ thống báo cháy Chưa phân loại Cung cấp - lắp đặt thiết vị vệ sinh DV cho thuê- chuyển nhà trọn gói FinTech IT Вакансії IT Образование Mua bán ký gửi nhà đất New New Post News Paribahis Phong thủy pinco Sang tên sổ đỏ Sober living Sơn bả - Sửa chữa nhà - Chống thấm Thi công công trình trọn gói TK - Thi công hệ thống điều hòa TK thủ công trần thạch cao Форекс Брокеры
Hệ thống báo cháy là một tập hợp các thiết bị làm việc cùng nhau giúp phát hiện và cảnh báo sự cố cháy thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi của các yếu tố môi trường như khói, lửa, carbon monoxide hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.
Hệ thống báo cháy tự động được chia thành 4 loại:
- Hệ thống báo cháy thường. Ví dụ: Hệ thống báo cháy thường Horing, Hệ thống báo cháy thường Honeywell, Hệ thống báo cháy thường Hochiki….
- Hệ thống báo cháy địa chỉ. Ví dụ: Hệ thống báo cháy địa chỉ Horing, Hệ thống báo cháy địa chỉ Honeywell, Hệ thống báo cháy địa chỉ Hochiki….
- Hệ thống báo cháy thông minh. Ví dụ: Hệ thống báo cháy thông minh chuẩn EN GST
- Hệ thống báo cháy không dây. Ví dụ: Hệ thống báo cháy tại chỗ dùng pin Horing, Đầu báo độc lập Xseries giám sát trên App mobi của Honeywell…
Đối với các hệ thống báo cháy có cách xác định sự cố báo cháy khác nhau. Cụ thể:
- Hệ thống báo cháy thường phát hiện sự cố báo cháy theo các ZONE (vùng) tức là nó có thể báo cháy tới một vùng hoặc một địa chỉ. Diện tích bảo vệ có thể lên đến 2000m2 tuỳ thuộc vào đặc điểm khu vực ( có vật cản, tầng cao, sàn phẳng..)
- Hệ thống báo cháy địa chỉ phát hiện sự cố cháy chính xác đến từng vị trí, vì vậy nên diện tích bảo vệ chỉ giới hạn dưới 100m2.
- Hệ thống báo cháy thông minh phát hiện sự cố thông qua bộ vi xử lý được gắn ở đầu báo cháy. Ngoài ra hệ thống báo cháy thông minh còn có thể đo được các thông số của môi trường lắp đặt như: Độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ khói…giúp cho đơn vị thiết kế có thể điểu chỉnh các thông số để đáp ứng với môi trường.
- Hệ thống báo cháy không dây có liên kết giữa các thiết bị thông qua sóng truyền dẫn. Nhiều hãng sản xuất hiện tại đã tích hợp thêm App để có thể dùng trên điện thoại ví dụ như thiết bi đầu báo cháy XS100T, XS100, XH100 của hãng Honeywell.
Vậy hệ thống báo cháy gồm những gì?
Một hệ thống báo cháy hoàn chỉnh và đạt tiêu chuẩn bao gồm:
- Tủ trung tâm báo cháy: Là bộ phận quan trọng trong hệ thống thiết bị báo cháy. Nó các chức năng tiếp nhận thông tin cảnh báo sự cố từ đầu báo cháy, sau đó truyền tín hiệu báo cháy đến các thiết bị phòng cháy tự động. Tại đây có thể kiểm tra được một số sự cố của hệ thống báo cháy như chập mạch, đứt dây….
- Thiết bị đầu vào: Là bộ phận trực tiếp tiếp nhận các sự cố (nhiệt, khói, khí…) thông qua các bộ phận cảm biến được lắp đặt ở đầu báo hoặc ở các công tắc ấn cháy thủ công. Đầu báo có các loại như: Đầu báo nhiệt, Đầu báo khói, Đầu báo khí gas, Đầu báo khí Carbon monoxide, Đầu báo lửa.
- Thiết bị đầu ra bao gồm:
- Bảng hiển thị phụ: Hiển thị các khu vực xảy ra sự cố từ tủ trung tâm báo cháy truyền đến, giúp cho việc quan sát được tình hình sự cố hoả hoạn xảy ra- Còi báo cháy và chuông báo cháy được dùng để phát ra âm thanh cảnh báo khi có sự cố. Nhiều sản phẩm còi báo cháy có kết hợp đèn led để gây chú ý đối với người trong khu vực có sự cố.
- Module điều khiển được lắp đặt để liên kết các thiết bị khác khi có vấn đề sự cố xảy ra. Ví dụ như khi có sự cố xảy ra thang máy có thể được di chuyển xuống tầng 1, Quạt thông gió của toà nhà có thể được khởi động….
- Đèn báo: đèn báo phòng, đèn báo Exit, đèn chớp, đèn báo chỉ đường đi trong trường hợp khẩn cấp….
- Một số thiết bị khác: Bộ quay số tự động,….
- Nguồn điện 220V trực tiếp
- Pin dự phòng: Đối với các thiết bị không dây