0812.671.999

Zalo

Quy trình thiết kế và lắp đặt hoàn thiện một ngôi nhà thông minh hiện đại

Ngày đăng: 29 Tháng Mười, 2021 | Lượt xem: 289 | Chuyên mục: ! Без рубрики 1 10250_wa 10300_wa 2 9220_wa 9800_wa AI News blog Bookkeeping Cấp phép - TK xây dựng CC - Thiết kế hệ thống mành rèm CC - TK camera an ninh CC - TK hệ thống điện, cổng thông minh CC - Tư vấn TK hệ thống báo cháy Chưa phân loại Cung cấp - lắp đặt thiết vị vệ sinh DV cho thuê- chuyển nhà trọn gói FinTech IT Вакансії IT Образование Mua bán ký gửi nhà đất New New Post News Paribahis Phong thủy pinco Sang tên sổ đỏ Sober living Sơn bả - Sửa chữa nhà - Chống thấm Thi công công trình trọn gói TK - Thi công hệ thống điều hòa TK thủ công trần thạch cao Форекс Брокеры

Quy trình thiết kế và lắp đặt hoàn thiện một ngôi nhà thông minh hiện đại

1. Giai đoạn ngôi nhà đang thiết kế & thi công

Ở giai đoạn này, bạn hoàn toàn có thể xem xét lắp đặt bất kì công nghệ nhà thông minh Smarthome nào. Cũng như là bao nhiêu giải pháp cũng được.

Hiện nay có 2 công nghệ Smart Home:

1 loại là sử dụng dây để kết nối thiết bị. Hai là nhà thông minh không dây sử dụng sóng để giao tiếp. Tôi đã có bài viết so sánh giữa hai công nghệ không dây và có dây, bạn có thể tham khảo thêm. 

Việc lựa chọn công nghệ là bước đầu tiên. Công nghệ có dây là sự lựa chọn hàng đầu cho các ngôi nhà lớn như Penthouse, biệt thự. Còn nhà phố, căn hộ thì không dây sẽ là công nghệ hợp lý nhất.

Kế đến bước 2, bạn có thể tự do lựa chọn và thiết kế những giải pháp thông minh phù hợp với nhu cầu bản thân.

Chẳng hạn như:

  • Chiếu sáng thông minh.
  • Hệ thống an ninh 24/7.
  • Điều khiển điều hòa nhiệt độ.
  • Tưới tiêu tự động.
  • Cảm biến hiện diện.
  • Điều khiển cửa cuốn, cửa cổng.
  • Hệ thống chuông cửa có hình Intercom.
  • Camera quan sát thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
  • Đèn led 16 triệu màu.
  • ……..

Bước thứ 3 là thiết kế bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ nguyên lý. Việc này giúp bạn hình dung ra vị trí lắp đặt thiết bị có phù hợp không. Qua đó giúp hình thành bảng khối lượng thiết bị cụ thể theo bản vẽ. Nhờ vào đó bạn có thể ước lượng được chi phí để đầu tư vào một ngôi nhà thông minh.

Kế đến bước thứ 4, hợp đồng với bên đơn vị cung cấp thiết bị và thi công. Bước này bắt đầu vào lúc ngôi nhà của bạn đang trong quá trình đi dây. Tùy vào loại công nghệ mà bạn lựa chọn thì dây tín hiệu và đế âm.

Với công nghệ có dây thường dùng cáp xoắn đôi AWG 24, cáp RS485 hoặc cáp Cat5e, Cat6. Đế âm thường là chuẩn châu âu 70x70mm. Còn với công nghệ nhà thông minh không dây thì dùng dây điện Cu/PVC bình thường. Đế âm cũng là loại phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

Tiếp đến nhập hàng và lắp đặt thiết bị. Ở bước này thường rơi vào giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà. Các thiết bị được lắp đặt đúng vị trí mà đã bố trí trên bản vẽ.

Cuối cùng là cấu hình và cài đặt điều khiển trên điện thoại. Khi mà tất cả thiết bị đã được lắp đặt và hoạt động ổn định. Các kỹ thuật viên sẽ cấu hình nhà thông minh theo ý của bạn. Sau đó họ sẽ cài đặt APP trên điện thoại. Cuối cùng bạn kiểm tra và thử điều khiển ngôi nhà từ xa thông qua điện thoại thông minh.

quy trình thiết kế và lắp đặt nhà thông minh hiện đại - giai đoạn thiết kế

2. Giai đoạn căn nhà đang thi công, đi điện

Nếu nhà của bạn đang ở giai đoạn này, thì bạn không thể lựa chọn được công nghệ nữa. Chỉ có công nghệ không dây mới đáp ứng được thôi. Vì 90% những ngôi nhà ở giai đoạn hoàn thiện đã kéo dây 220VAC CU/PVC và đế âm phổ thông rồi. Bạn không thể nào dùng công nghệ smarthome có dây được.

Nếu nhà bạn là penthouse hoặc biệt thự thì khá khó khăn để ra quyết định. Lúc này bạn cần tìm những thương hiệu nhà thông minh lớn như: Control4, Lumi, Schneider, Fibaro,.. để thiết kế & lắp đặt. Vì những hãng này có công nghệ không dây Zigbee và Zwave ổn định. Kèm theo là các thiết bị được thiết kế phù hợp với đế âm phổ thông ở Việt Nam.

Mặt khác, đã đến giai đoạn này rồi thì bạn không còn tự do lựa chọn giải pháp.

Theo kinh nghiệm của tôi, thì bạn có thể lựa chọn những giải pháp sau:

  • Điều khiển chiếu sáng thông minh.
  • Điều khiển máy lạnh, TV.
  • Hệ thống an ninh chống đột nhập không dây.
  • Cảm biến chuyển động.

Ngoài 2 phần trên, thì các bước còn lại đều giống như mục 1.

quy trình thiết kế và lắp đặt nhà thông minh hiện đại - giai đoạn đi điện

3. Giai đoạn đã hoàn thiện và đang sử dụng

Đây là giai đoạn khó khăn nhất để lắp đặt nhà thông minh. Đa số 90% các đơn vị cung cấp smarthome sẽ lắc đầu mà từ chối.

Tại sao tôi lại nói là khó khăn? Bởi vì hệ thống điện trong nhà không phù hợp với giải pháp nhà thông minh hiện tại. Nếu có cố lắp được thì cũng chỉ được một số vị trí. Nó khiến cho giải pháp không toàn diện và đồng bộ. Qua đó dễ mang đến nhiều sự hạn chế trong quá trình sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường nhà thông minh xuất hiện những công tắc thông minh không cần dây nguội. Loại này thì hoàn toàn phù hợp với giai đoạn này. Nhưng đổi lại là sự thiếu ổn định về nguồn. Công tắc rất hay bị mất nguồn. Việc đó khiến cho trải nghiệm nhà thông minh của bạn không được tốt. Tôi sẽ không bao giờ tư vấn cho khách hàng của tôi giải pháp này.

quy trình thiết kế và lắp đặt nhà thông minh hiện đại - giai đoạn đang sử dụng

Tóm lại

Nếu bạn đang xây nhà và có dự định lắp đặt một ngôi nhà thông minh thì hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây:

  • Từ lúc đang thiết kế ngôi nhà, thì hãy tìm một giải pháp nhà thông minh trước.
  • Nếu nhà bạn đang xây rồi, chưa biết tìm hãng Smarthome nào? Thì hãy báo đội điện sử dụng đế âm công tắc phổ thông ngoài thị trường. Kèm theo là kéo nguồn 220VAC đến tất cả đế âm cho công tắc. Nguồn 220VAC gồm 2 dây nóng và nguội ( Dây L và dây N). Nếu bạn muốn sử dụng cảm biến chuyển động ở vị trí nào thì cũng đừng quên chờ nguồn 220VAC cho nó nhé.
  • Hãy cố gắng tìm kiếm giải pháp nhà thông minh trước khi hoàn thiện ngôi nhà. Vì lúc này bạn có thể thể lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất.

Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn.